Sự khác nhau giữa Shared Hosting và WordPress Hosting

Có rất nhiều lựa chọn hosting cho người sử dụng WordPress. Phổ biến nhất là gói Shared Hosting và WordPress Hosting , VPS hoặc là dedicated server. Tuy nhiên vẫn có những hosting được phát triển đề phù hợp với các CMS riêng như WordPress, Joomla,… nhằm tối ưu hoạt động của CMS này nhất. Và trong bài viết này sẽ đi sâu vào WordPress.

Hosting là một khía cạnh vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh doanh trực tuyến. Nếu như không có hosting thì bạn sẽ không thể xây dựng được website, điều này là rất dễ hiểu. Tuy nhiên thì việc lựa chọn nền tảng hosting nào phù hợp với website thì không phải là dễ dàng.

1

Shared Hosting và WordPress Hosting

1.1 Shared Hosting là gì?

Shared Hosting là một gói dịch vụ của web nơi mà có rất nhiều website nằm trong một web server được kết nối với internet, là gói dịch vụ chuyên nghiệp có máy chủ đặt tại Việt Nam. Nhà cung cấp sẽ chia nhỏ tài nguyên trong máy chủ để phục vụ người dùng. Trong trường hợp website bạn không quá nặng thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho khán giả vì giá thành của nó sẽ khá rẻ so với các dịch vụ khác.

Shared Hosting là gì

1.2 WordPress hosting

WordPress hosting (hay còn gọi là Managed WordPress Hosting) cũng là một dạng Shared hosting. Cụ thể thì đây là hosting dành riêng cho các website được phát triển trên nền tảng WordPress. Điểm khác biệt lớn nhất là WordPress hosting đã được tối ưu tốc độ và bảo mật để dành riêng cho website WordPress. Nhiều gói dịch vụ WordPress hosting hỗ trợ rất mạnh cho người dùng kể cả khi không có kiến thức về công nghệ.

Tuy cũng là shared host tuy nhiên Bạn hãy tưởng tượng nó như việc mua một cái áo may sẵn với một cái áo đặt may. Tất nhiên áo đặt may nó sẽ vừa vặn, không rộng, không chật, ý mình hơn với áo may sẵn rồi.

Shared Hosting WordPress

Dưới đây chúng tôi đi sâu so sánh Shared Hosting và WordPress hosting chỉ cài WordPress như là một CMS.

2

Ưu nhược điểm của Shared hosting

Ưu điểm
  • Giá rẻ
  • Dễ sử dụng
  • Không cần quản lý
  • Cài được nhiều domain trên một hosting
  • Backup website theo hàng ngày
Nhược điểm
  • Thi thoảng bị sập
  • Không ổn định
  • Không bảo mật

2.1 Ưu điểm của Shared Hosting

  • Giá rẻ: chính vì số lượng người dùng chung một server nên giá thuê của shared hosting thường là rẻ nhất trong tất cả các dạng hosting.
  • Dễ sử dụng: shared hosting thường được cung cấp kèm bảng điều khiển cPanel nên rất dễ sử dụng.
  • Không cần quản lý: việc quản lý hoặc nâng cấp server, hoặc khi có sự cố, nhà cung cấp shared hosting sẽ lo hết.
  • Cài được nhiều domain trên một host: Bạn chỉ cần mua 1 hosting và có thể dùng cho 1-3 tên miền khác nhau
  • Bạn có thể cài đặt bất kỳ Hệ thống Quản lý Nội dung (CMS) hoặc phần mềm xuất bản web nào như Joomla, Drupal, Opencart và nhiều ứng dụng khác.

2.2 Nhược điểm của shared hosting

  • Website thỉnh thoảng bị sập: vì có quá nhiều website ở trên cùng một server nên có thể gây quá tải và gây đứng web đôi lúc, nhà cung cấp nào càng tham lam bán nhiều tài khoản shared hosting thì dễ bị như vậy.
  • Vận hành thiếu ổn định: cũng vì quá nhiều website xài chung tài nguyên nên việc tắc ngẽn hoặc máy chủ phản hồi chậm là điều khó tránh ở shared hosting.
  • Vấn đề về bảo mật: đây là nhược điểm không thể tránh được nếu sử dụng shared hosting; nếu một web nào đó bị hack thì xác xuất cao là các web khác trên server đó sẽ bị ảnh hưởng.
  • Tính năng tùy chỉnh của một Shared Hosting có thể bị hạn chế.

2.3 Shared hosting phù hợp với website nào?

  • Những người mới không có kinh nghiệm về web hosting, bởi vì đã có nhà cung cấp lo rồi.
  • Những ai mới bắt đầu mà muốn giảm chi phí lúc đầu.
  • Các website mới hoặc có lượng truy cập còn ít.
3

Ưu nhược điểm của WordPress Hosting

Ưu điểm
  • Tối ưu hóa hơn cho WordPress
  • Tốc độ nhanh hơn nhiều với shared hosting
  • Dễ sử dụng, Không cần quản lý
  • Cài được nhiều domain trên một hosting
  • Backup website theo hàng ngày
Nhược điểm
  • Không cài được mã nguồn khác
  • Chi phí cao hơn Shared hosting
  • Bảo mật kém là điểm yếu chung của website mã nguồn mở

3.1 Ưu điểm của WordPress Hosting

  • Tối ưu hóa cho wordpress: Vì các máy chủ này chỉ tập trung phục vụ nhu cầu lưu trữ các trang web sử dụng mã nguồn WordPress, tốc độ truy cập và tài nguyên đã được tối ưu hóa với dung lượng bộ nhớ đệm lớn hơn để mang lại hiệu suất hoạt động tốt nhất.
  • Dễ sử dụng: WordPress hosting thường được cung cấp kèm bảng điều khiển cPanel nên rất dễ sử dụng.
  • Không cần quản lý: việc quản lý hoặc nâng cấp server, hoặc khi có sự cố, nhà cung cấp shared hosting sẽ lo hết.
  • Cài được nhiều domain trên một host: Bạn chỉ cần mua 1 hosting và có thể dùng cho 1-3 tên miền khác nhau
  • Back up hàng ngày: Website của bạn sẽ được backup tự động hàng ngày, bạn không lo bị hack, bị lỗi,… chỉ 1 click là website sẽ được backup trở lại.

3.2 Nhược điểm của WordPress Hosting

  • Chi phí cao hơn Shared hosting khác: Thông thường gói WordPress Hosting sẽ có giá cao hơn khoảng 20 – 30% gói shared hosting (tùy từng nhà cung cấp).
  • Không cài được mã nguồn nào khác: Bạn không thể cài đặt bất kỳ Hệ thống Quản lý Nội dung (CMS) hoặc phần mềm xuất bản web nào như Joomla, Drupal, Opencart và nhiều ứng dụng khác.
  • Vấn đề về bảo mật: đây là nhược điểm không thể tránh được nếu sử dụng shared hosting hay wordpress hosting (tuy nhiên tiền nào của ấy, wordpress hosting sẽ bảo mật cao hơn shared hosting giá rẻ; nếu một web nào đó bị hack thì xác xuất cao là các web khác trên server đó sẽ bị ảnh hưởng.

3.3 WordPress hosting phù hợp với website nào?

  • Những website WordPress có lưu lượng truy cập từ 1000 – 3000 lượt/ngày.
  • Người không có kinh nghiệm về web hosting, bởi vì đã có nhà cung cấp lo rồi.
4

So sánh Shared Hosting và WordPress Hosting

Dưới đâng là bảng so sánh giữa Shared Hosting và WordPress Hosting để bạn tham khảo. Giá trị này có thể chưa đúng 100% vì mỗi nhà cung cấp hosting sẽ có chất lượng khác nhau.

7.6Expert Score
Shared Hosting

Đánh giá tổng quát

Tốc độ
7
Dễ sử dụng, dễ quản lý
9.5
Độ ổn định
7
Bảo mật
7
9Expert Score
WordPress Hosting

Đánh giá tổng quát

Tốc độ
9
Dễ sử dụng, dễ quản lý
9.5
Độ ổn định
9
Bảo mật
8.5

4.1 Tại sao chọn WordPress hosting

  • Nó cực kỳ nhanh. Mọi khía cạnh của máy chủ đã được tinh chỉnh để phục vụ cho thiết lập của WordPress. Việc làm này sẽ giảm được tốc độ load trang đi rất nhiều lần so với hosting thông thường.
  • Nó an toàn hơn nhiều. Loại lưu trữ này cung cấp giao thức bảo mật tăng cường và hướng cá nhân nhiều hơn. Thêm vào đó, nếu bạn bị tấn công, bạn sẽ được đội ngũ chuyên gia về quản lý WordPress giúp đỡ.
  • Máy chủ của bạn luôn cập nhật. Nhóm quản lý lưu trữ của bạn sẽ luôn đảm bảo máy chủ đang chạy phần mềm mới nhất, vì vậy trang web của bạn sẽ hoạt động hiệu quả nhất có thể. Mục tiêu của họ là giữ cho bạn, và trang web của bạn luôn luôn trong tình trạng tốt nhất.
  • Hỗ trợ chuyên dụng. Các nhóm hỗ trợ chạy các tài khoản lưu trữ WordPress được quản lý thường là các chuyên gia WordPress.
  • Tăng thời gian hoạt động. Vì trang web của bạn sẽ chia sẻ tài nguyên với ít trang web hơn, và trong một số trường hợp, không có trang nào, trang web của bạn có thể sử dụng một phần lớn tài nguyên máy chủ.

Lời khuyên:

Theo quan điểm cá nhân của mình thì bạn lên sử dụng gói WordPress hosting. Vì giá cao hơn nhưng không đáng kể. Chênh nhau khoảng 20.000/ tháng (chưa đủ bát phở :d ). Trong khi đó tốc độ được cải thiện đáng kể. Mà tốc độ lại ảnh hưởng đến SEO rất nhiều.

4.2 Có nên sử dụng Shared Hosting?

Tuy nhiên gói Shared hosting sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho những người muốn xây dựng website vệ tinh với chi phí rẻ và không mất thời gian quản lý. Tất nhiên khi website của bạn có lượng truy cập cao thì bạn cần nâng cấp lên gói WordPress hosting.

Nếu như vấn đề chi phí khiến bạn lựa chọn Shared Hosting vào thời gian này thì bạn luôn có thể nâng cấp trong thời gian tới, khi trang web của bạn phát triển! Hãy lựa chọn dịch vụ tối ưu nhất với website để có thể an tâm sử dụng.

4.3 Mua Shared hosting và WordPress hosting ở đâu

Tùy từng khu vực địa lý mà website của bạn nhắm đến. Nếu lượng truy cập chủ yếu ở Việt Nam thì bạn nên chọn Hosting ở Việt Nam như Viettel, hoặc Hosting của Tenten

  • Mua Hosting tại Việt Nam (Nhà cung cấp ở Việt Nam)
    • Bạn có thể tham khảo gói Share host tại đây.
    • Hoăc có thể mua tên gói hosting Failover WordPress tại đây)
  • Mua Hosting ở nước ngoài (Nhà cung cấp ở nước ngoài – rẻ hơn ở VN)
    • Bạn có thể tham khảo gói Share host tại đây.
    • Hoăc có thể mua tên gói hosting WordPress hosting tại đây)
5

Tổng kết

Bản chất của Shared hosting và WordPress hosting đều là dạng shared hosting, tuy nhiên gói WordPress hosting được tối ưu riêng cho WordPress vì vậy mà tốc độ, độ ổn định và độ bảo mật cao hơn gói shared hosting thông thường.

Khuyến nghị anh em nên đầu tư ngay từ đầu gói WordPress nếu xác định duy trì website lâu dài. Vì tốc độ website ảnh hưởng rất lớn đến SEO.

Chia sẻ kiến thức
Logo
Enable registration in settings - general