1.1 Card đồ họa rời là gì?
Card đồ họa là bộ phận chịu trách nhiệm xử lý đồ họa gồm hình ảnh, video trên laptop để thể hiện hình ảnh sống động, sắc nét và mượt mà hơn. Card màn hình được cấu thành bởi bộ vi xử lý đồ họa GPU (Graphic Processing Unit). Đây là mạch chip điện tử chuyên dụng hỗ trợ xử lý hình ảnh để xuất ra hiển thị.
Hiện nay, Card đồ họa có hai loại là: Card đồ họa rời và Card đồ họa tích hợp.
– Card đồ họa rời là một dạng bo mạch xử lý đồ họa bên ngoài được lắp thêm vào máy tính nhằm mục đích gia tăng khả năng xử lý đồ họa của máy tính.
1.2 Ưu nhược điểm của Card đồ họa rời là gì?
2.1 Card đồ họa onboard là gì?
Card màn hình onboard là loại card VGA được tích hợp sẵn trong bộ bo mạch chủ của hầu như mọi loại laptop hiện nay.
Card Onboard xử lý mọi vấn đề về hình ảnh, đồ họa thông qua việc kết hợp với màn hình máy tính và CPU. Tài nguyên sử dụng để xử lý đồ họa được lấy từ RAM và CPU của máy. Card onboard xử lý thông tin và đưa tín hiệu đến màn hình người dùng có thể tiếp nhận hình ảnh bởi màu sắc, độ sắc nét, độ phân giải, độ tương phản,…
Card onboard được xem là một trong những phần đóng vai trò quan trọng của laptop. Tốc độ xử lý hình ảnh và thông tin của laptop phụ thuộc vào card màn hình. Do vậy thường các laptop có card màn hình càng mạnh càng sẽ được bán ra với mức phí đắt hơn.
2.2 Card đồ họa Onboard thích hợp dành cho ai?
Như đã đề cập bên trên về cấu tạo cũng như phương thức hoạt động của card onboard, bộ phận này hoạt động dựa trên việc chia tài nguyên của CPU và RAM, thế nên bạn không thể yêu cầu quá cao đối với card onboard.
Nếu như bạn chỉ sử dụng laptop với mục đích làm việc thông thường, giải trí hay không cần phải sử dụng các phần mềm nhẹ, không yêu cầu dung lượng hay khả năng xử lý quá nặng card đồ họa tích hợp hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của bạn.
Còn nếu như bạn là một game thủ hay cần phải sử dụng các phần mềm chuyên biệt trong ngành đồ họa yêu cầu tốc độ xử lý nhanh và rõ, bạn nên sử dụng card rời để có hiệu suất tốt nhất.
Mặc dù vẫn có thể dùng card onboard để vận hành các phần mềm nặng hay chơi game với dung lượng cao, tuy nhiên nó sẽ dần đến tình trạng treo máy hoặc xảy ra lỗi vì áp lực cho máy quá cao.
Với khả năng và hiệu suất của card onboard, bạn hoàn toàn sử dụng nó cho công việc hằng ngày nếu không sử dụng các phần mềm quá nặng
2.3. Ưu nhược điểm của Card đồ họa tích hợp
Có thể nói ưu điểm lớn nhất của card onboard là được tích hợp sẵn trong bo mạch chủ thế nên sẽ rất khó xảy ra xung đột ở phần cứng trong quá trình sử dụng cũng như cũng ít có khả năng gặp lỗi bởi đã được tính toán và thiết kế sao cho tối ưu bo mạch chính dựa vào chipset.
ể so sánh laptop card rời và laptop card onboard, bạn có thể dựa nhanh vào các thông tin dưới đây:
Laptop card rời | Laptop card onboard | |
Ưu điểm | – Hiệu năng máy hoạt động tốt.- Tốc độ xử lý đồ họa nhanh, giảm thiểu nứt hình hoặc giật lag.- Hỗ trợ tùy chỉnh thông số đồ họa tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng.- Tiết kiệm dung lượng xử lý các tác vụ khác nhờ không cần phải sử dụng chung khe cắm với RAM. | – Hiệu năng máy hoạt động ở mức trung bình, ổn.- Tốc độ xử lý đồ họa tương đối.- Ít tỏa nhiệt, tiết kiệm điện năng tiêu thụ. |
Nhược điểm | – Tỏa nhiều nhiệt, dễ gây nóng máy và cần hệ thống tản nhiệt tốt.- Tiêu thụ điện năng nhiều, dễ gây hết pin nhanh.- Kiểu dáng máy cồng kềnh, trọng lượng nặng. | – Có thể xảy ra hiện tượng giật lag hoặc lỗi cấu hình nếu như cài đặt và sử dụng phần mềm đồ họa cao trên máy.- Chiếm dung lượng máy đáng kể, gây tốn nhiều bộ nhớ RAM nên máy có thể hay bị đứng. |
Đối tượng sử dụng | – Nhân viên thiết kế đồ họa, dựng video.- Các game thủ hoặc những người hay chơi game hạng nặng.- Thường xuyên xem video, phim chất lượng cao. | – Nhân viên văn phòng, sinh viên hay thao tác các tác vụ văn phòng hoặc thiết kế đồ họa, dựng clip ở mức độ nhẹ, cơ bản.- Học sinh học online, tìm kiếm thông tin và thao tác những tác vụ cơ bản. |
Giá thành | Khoảng 10 – 79 triệu đồng | Khoảng 4.9 – 40 triệu đồng |
Qua những thông tin chia sẻ phía trên, bạn đã thấy được ưu – nhược điểm của laptop card màn hình rời và laptop card màn hình tích hợp onboard. Có thể nói, tùy theo nhu cầu sử dụng laptop trong việc xử lý hình ảnh hoặc video mà bạn có thể chọn 1 trong 2 dòng laptop này. Chẳng hạn:
Nên mua laptop card màn hình rời khi:
- Thường xuyên thiết kế đồ họa, hình ảnh hoặc dựng video để phục vụ cho công việc hay mục đích cá nhân.
- Hay chơi nhiều thể loại game có đồ họa cao.
- Có thói quen xem phim có độ phân giải hình ảnh và chất lượng cao.
Card màn hình rời hỗ trợ tốt cho nhiều loại game đồ họa cao
Nên mua card màn hình tích hợp onboard khi:
- Xử lý các công việc thiết kế hoặc dựng video ở mức độ cơ bản, không thường xuyên.
- Phục vụ các nhu cầu cơ bản như văn phòng, xem phim không cần đòi hỏi chất lượng quá cao, nghe nhạc,…