Shared Hosting là gì? Ưu nhược điểm của Shared hosting? So Sánh Shared Hosting vs VPS

Shared hosting đã ngày càng trở lên phổ biến vì giá rẻ và dễ sử dụng. Vậy Shared hosting là gì? Ưu nhược điểm của Shared hosting là gì? Lưu ý gì khi mua Shared hosting? Tất cả sẽ được chia sẻ qua bài viết dưới đây. Theo dõi cùng mình để tham khảo thêm về Shared hosting nhé!

1

Shared Hosting là gì?

Shared Hosting là gì?
Shared Hosting là một gói dịch vụ của web nơi mà có rất nhiều website nằm trong một web server được kết nối với internet, là gói dịch vụ chuyên nghiệp có máy chủ đặt tại Việt Nam. Nhà cung cấp sẽ chia nhỏ tài nguyên trong máy chủ để phục vụ người dùng. Trong trường hợp website bạn không quá nặng thì đây là một sự lựa chọn tuyệt vời cho khán giả vì giá thành của nó sẽ khá rẻ so với các dịch vụ khác.
Shared Hosting là gì
2

Các đặc điểm của Shared Hosting

dac diem cua shared hosting

Sau đây là những đặc tính của Shared Hosting:

  • Video, tài liệu, ebook hướng dẫn sử dụng minh hoạ dễ hiểu và rõ ràng.
  • Sao lưu dự phòng và khôi phục dữ liệu
  • Quản lý đăng nhập, giám sát thông số băng thông và dung lượng
  • Quản lý nhiều website trên cùng 1 tài khoản hosting.
  • Sử dụng nhiều tên miền cho 1 website, băng thông lớn
  • Miễn phí tạo tên miền con (Subdomain)
  • Miễn phí tạo, quản lý hộp thư điện tử (email) theo tên miền riêng
  • Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình với các phiên bản
3

Những điều cần biết về Shared hosting

Nhà cung cấp hosting cần có các dịch vụ đáp ứng được yêu cầu của khách hàng vì share hosting sẽ có giới hạn lưu lượng dùng. Các dịch vụ thống kê website, MySQL, update PHP, bản quyền tự động cài đặt, web email services, email,… thường dùng các phần mềm quản trị hosting cPanel, Plesk, Directadmin,.. và được hỗ trợ bởi Shared Hosting.

dac diem cua shared hosting

Trong Shared Hosting, người cung cấp bắt buộc có trách nhiệm quản lí server, cài đặt những phần mềm của server, cập nhật tính năng bảo mật, hỗ trợ kĩ thuật,…

Những thuật ngữ trong shared hosting:

  • FTP Account là tài khoản FTP
  • Database là MySQL, cơ sở dữ liệu, SQL Server
  • Bandwidth là băng thông
  • Disk space là dung lượng lưu trữ
4

Ưu nhược điểm của Shared hosting

Bất kỳ một loại Hosting nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định và Share hosting cũng vậy. 

Ưu điểm
  • Giá thành rẻ
  • Dễ sử dụng, dễ quản lý
  • Cài được nhiều tên miền trên một hosting
  • Dễ dàng nâng cấp
Nhược điểm
  • Tốc độ tải web không nhanh bằng các gói hosting khác
  • Tính bảo mật không cao
  • Giới hạn về dung lượng

Trên đây là bảng ưu & nhược điểm của shared hosting. Tiếp theo chúng ta cùng phân tích chi tiết về ưu và nhược điểm của gói shared hosting nhé!

4.1 Nhược điểm của shared hosting

Tốc độ chậm

  • Trong trường hợp tài nguyên của máy chủ phân chia một cách không hợp lý sẽ dẫn đến việc tốc độ website chạy nhanh, có website chạy chậm. Nếu một website có lượng truy cập lớn thì các website còn lại sẽ bị chậm. 

Vì có nhiều website chạy chung một server nên nếu sever không phân chia tài nguyên máy chủ hợp lý thì sẽ xảy ra tình trạng có website chạy nhanh, có website chạy chậm. Nếu website nào có lượng truy cập lớn thì các website còn lại trong sever sẽ chạy chậm.

Tính bảo mật thấp

Do có nhiều người dùng sử dụng trên một phần trên một máy chủ nên dễ bị tấn công cục bộ nếu nó không được bảo mật cao. 

Bị giới hạn về dung lượng

Shared Hosting bị giới hạn về dung lượng sử dụng nên cấu hình sẽ không được cao như các loại Hosting khác.

đặc biệt
Ngoài ra dịch vụ lưu trữ Shared hosting còn có khả năng cấm người dùng cài đặt một số loại plugin hoặc ứng dụng nhất định trên website của họ.

4.2 Ưu điểm của shared hosting

Giá thành rẻ hơn so với các hosting khác:

  • Giá thành sử dụng chính là ưu điểm lớn nhất của Shared Hosting khi so với các dịch vụ khác. Mỗi tháng bạn chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng là có thể có một tài khoản hosting sử dụng tốt. Việc Shared Hosting có giá thành rẻ hơn các dịch vụ thuê Hosting khác là nhờ vào việc Shared Hosting có thể chứa nhiều website sử dụng cùng một lúc, con số có thể lên đến hàng ngàn website.
  • Ngoài ra, với Share Hosting, bạn có thể lưu nhiều website trên một server, như vậy giúp bạn tiết kiệm được chi phí.

Linh động trong quá trình sử dụng:

  • Sử dụng Shared Hosting rất linh động, bạn có thể mua gói thấp để sử dụng trước, khi nào website của bạn có lưu lượng lớn thì có thể nâng cấp lên gói cao hơn. Việc nâng cấp diễn ra rất đơn giản và cực kỳ dễ dàng bởi các công ty cung cấp hosting có rất nhiều gói cước Shared Hosting với nhiều mức giá từ thấp đến cao cho khách hàng lựa chọn.

Sử dụng dễ dàng:

  • Hầu như đối tượng khách hàng nào cũng có thể sử dụng được Shared Hosting bởi Shared Hosting  nhắm tới đối tượng khách hàng là những người không chuyên về IT hoặc những người mới.
5

Những lưu ý khi chọn mua shared hosting

Ưu nhược điểm của Shared hosting

Khi chọn mua share hosting, bạn cần phải nắm rõ một số lưu ý sau:

  • Uptime: thông số này có nghĩa là tỷ lệ thời gian chạy trơn tru của gói shared hosting mà nhà cung cấp đảm bảo chạy trơn tru. 
  • Tốc độ: Tuỳ vào số tài khoản shared hosting trên cùng một server mà tốc độ của các website sẽ khác nhau. Nếu trên cùng một server có quá nhiều tài khoản share hosting thì tốc độ sẽ bị giảm đi. 
  • Dung lượng lưu trữ: nếu website của bạn là website thông thường thì không quan tâm đến thông số này vì thường sẽ không sử dụng hết số dung lượng mặc định của gói share hosting. Chỉ những website về dạng hình ảnh hoặc phim thì mới quan tâm đến dung lượng lưu trữ. 
  • Lượng truy cập: những website có lượng truy cập quá lớn thì share hosting khó đáp ứng được. 
  • Tuỳ biến: thường với những người sử dụng gói pro mới quan tâm đến tuỳ biến bởi có những chức năng nâng cao hơn. Còn với những người sử dụng bình thường thì bạn không cần quan tâm nhiều. 
  • Support: dịch vụ hỗ trợ khá quan trọng. Khi bạn mua gói dịch vụ share hosting, bạn cần quan tâm đến điều này. Bởi trong quá trình sử dụng gói dịch vụ không tránh khỏi gặp các sự cố, nếu mua dịch vụ share hosting ở những nơi không support tốt thì hỏng luôn.
6

So sánh Shared hosting, VPS, Dedicated Server và Cloud Server

Share hostingVPSDedicated ServerCloud Server
Định nghĩaShared Hosting: là nơi chứa một lúc nhiều website trên một máy chủ web được kết nối internet, cũng là dịch vụ lưu trữ website. VPS: được hình thành bằng cách dùng công nghệ ảo hoá với mục đích chia tách 1 máy chủ riêng vật lý thành các máy chủ ảo khác.Dedicated Server: là máy chủ vật lý hoạt động trong các thiết bị và phần cứng hỗ trợ riêng như Card mạng, RAM, CPU, HĐ.Cloud Server là việc ảo hóa các ứng dụng và tài nguyên tính toán mang đến người dùng khả năng xử lý lưu lượng truy cập lớn không giới hạn.
Chi phíTổng chi phí bảo trì máy chủ được phân bổ trên nhiều khách hàng nên đây chính là lựa chọn tiết kiệm nhất cho việc lưu trữ.Thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì có chi phí vừa phải không những vậy còn sử dụng tính độc lập và đòi hỏi tính an toàn cao.Có giá cao hơn VPS và Shared hosting. Để quản lý máy chủ của mình, chi phí để thuê quản lý có thể bằng một nửa giá thuê.Giá thành vẫn cao hơn so với những doanh nghiệp khác, để giảm chi phí lưu trữ do dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu.
Quản trịKhông quá khó khăn để quản lí được dịch vụ này, nó không đòi hỏi bạn phải có quá nhiều kiến thức liên quan.Người dùng có toàn quyền quản trị máy chủ ảo tương tự như một máy chủ vật lý. Điều này yêu cầu người dùng phải có kỹ năng quản trị.Người dùng toàn quyền quản trị máy chủ, có quyền cài đặt và cấu hình theo ý muốn.Yêu cầu người dùng có kiến thức và kỹ năng quản trị máy chủ ảo.
Khả năng mở rộngVì phải chia sẻ tài nguyên máy chủ với nhiều share hosting khác nên hạn chế khả năng mở rộng. Server, shared hosting quá tải thì tài khoản cũng sẽ bị khoá.VPS có khả năng nâng cấp tài nguyên, điều này phụ thuộc vào lượng tài nguyên còn lại của server vật lý. Server vật lý sẽ không đủ tài nguyên cung cấp nếu thực hiện nâng cấp quá nhiều lần.Bắt buộc mua thiết bị phần cứng chuyên dụng nên nâng cấp vô cùng phức tạp. Ngoài ra, khi nâng cấp server có khả năng bị downtime. Có thể hạ cấp và nâng cấp linh hoạt khi nhu cầu dùng biến đổi
Hiệu năng Hiệu suất vừa đủ cho doanh nghiệp nhỏ và cá nhân. Khi website có nhiều người truy cập thì người dùng bị hạn chế không thể truy cập sâu vào hệ thống từ đó hiệu suất website có khả năng bị ảnh hưởng bởi các trang web khác ở cùng máy chủ.Được chạy và khởi tạo ở một máy chủ vật lý. Server vật lý có thể bị treo, làm cho VPS dừng hoạt động vào lúc cao điểm.Có nhược điểm là triển khai backup tốn nhiều chi phí, tuy nhiên ưu điểm là email ổn định, hiệu suất cao, an toàn, toàn quyền quản trị.Data được backup và sẵn sàng phục hồi, lưu trữ tập trung trên hệ thống Cloud Storage, I/O được chia đều trên các Server. Nếu máy chủ vật lý bị lỗi, Cloud Server vẫn có khả năng hoạt động bình thường vì có cơ chế đồng bộ dữ liệu.
Tài nguyênChia sẻ tài nguyên trên 1 máy chủ vật lý cho các tài khoản shared hosting khác. Có nhược điểm là bảo mật kém và tài nguyên bị giới hạn.Gần giống như một server, tuy nhiên trên thực tế VPS cũng chia sẻ tài nguyên từ máy chủ vật lý gốc.Tài nguyên của máy chủ độc lập, riêng biệt không chia sẻ với bất kỳ ai.Qua môi trường internet tài nguyên được ảo hoá.

Bài viết trên cauit đã tóm gọn một cách chi tiết thông tin về Shared Hosting bao gồm khái niệm Shared Hosting, các đặc tính, ưu nhược điểm về Shared Hosting. Hy vọng đọc bài viết trên hữu ích đối với bạn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc gì xin hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh nhất. Đừng quên truy cập website cauit.com để biết thêm nhiều thông tin khác.

Chia sẻ kiến thức
Logo
Enable registration in settings - general