Dropshipping là gì? 8 bước kiếm tiền online với Dropshipping hiệu quả nhất

Trong mô hình Affiliate Marketing thì khách hàng sẽ mua sản phẩm của nhà cung cấp thông qua các đường link giới thiệu (link Affiliate) từ những người làm Affiliate. Vậy còn Dropshipping thì sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bán hàng Dropshipping là gì? Mô hình này có tương tự với Affiliate Marketing hay bán lẻ truyền thống hay không? Và kiếm tiền online bằng hình thức Dropshipping như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Dropshipping là gì?

Dropshipping là hình thức bán hàng không cần có sản phẩm, không cần vận chuyển, mà người bán chỉ cần giới thiệu, chăm sóc khách hàng và chốt đơn với khách hàng. Sau đó mọi việc như đóng gói, vận chuyển thanh toán và nhận hoa hồng từ nhà cung cấp.

dropshipping-la-gi
Dropshipping là gì?

Cụ thể khi khách hàng đặt mua sản phẩm từ shop (Dropshipper) , thì thông tin khách hàng sẽ được chuyển tự động cho nhà cung cấp. Và nhà cung cấp sẽ lo toàn bộ các công việc tiếp theo. Sau khi khách hàng thanh toán và không trả lại hàng thì nhà cung cấp sẽ trả tiền hoa hồng cho Dropshipper.

1.1. Mô hình bán lẻ truyền thống

Trước tiên, hãy cùng Diều Hâu hình dung lại về mô hình bán lẻ truyền thống mà chúng ta thường thấy nhé. Với mô hình này, một đơn vị trung gian sẽ nhập hàng hóa từ nhà cung cấp về. Sau đó, họ sẽ quảng bá để thu hút và tiếp cận càng nhiều khách hàng càng tốt. Và khi có khách hàng muốn mua hàng hóa đó, họ sẽ chuyển nó đến cho khách hàng và thu về lợi nhuận. Như vậy, mô hình bán lẻ truyền thống thường có một số đặc điểm như sau:

  • Đơn vị trung gian sẽ nhập hàng từ nhà cung cấp sau đó bán lại cho khách hàng để kiếm lợi nhuận. Điều này đồng nghĩa đơn vị trung gian sẽ phải nhập hàng và lưu tại kho riêng của mình.
  • Đơn vị trung gian sẽ trực tiếp bán sản phẩm cho khách hàng. Điều này đồng nghĩa với việc để nhận được hàng thì hoặc là khách hàng phải đến tận nơi mua, hoặc là đơn vị trung gian kia sẽ vận chuyển đến cho họ.
  • Nhà cung cấp hàng hóa ở đây đóng vai trò như là một nhà bán buôn. Họ chỉ dừng lại ở việc cung cấp hàng hóa cho các đơn vị trung gian.

Chúng ta dễ thấy yếu điểm lớn nhất của mô hình này đó là vấn đề nhập hàng và lưu kho. Với những người kinh doanh online, việc bỏ chi phí để lưu hàng tồn kho sẽ chiếm dụng của họ một lượng vốn lớn trong quá trình duy trì hoạt động kinh doanh. Và Dropshipping được hình thành để giải quyết vấn đề này.

1.2. Mô hình Dropshipping

Tương tự như mô hình bán lẻ truyền thống, một mô hình Dropshipping cơ bản gồm có ba thành phần: Nhà cung cấp, Những người làm Dropship và Khách hàng.

Khác với mô hình truyền thống, những người làm Dropship sẽ không cần phải nhập trước hàng hóa để bán cho khách hàng. Họ chỉ nhập hàng khi đã có khách hàng mua sản phẩm mà thôi. Chúng ta có thể mô hình hóa hình thức này qua các bước dưới đây:

dropshipping
Mô hình Dropshipping
  • Những người làm Dropship sẽ liên hệ với nhà cung cấp để hợp tác và lấy sản phẩm để phân phối cho khách hàng tiềm năng.
  • Tiếp đến, họ sẽ quảng bá sản phẩm đó đến với khách hàng thông qua các kênh online như Facebook, Google,…
  • Khách hàng sẽ tìm kiếm và tiến hành đặt mua sản phẩm được quảng bá từ những người làm Dropship đó.
  • Khi có đơn hàng từ khách hàng, lúc này những người làm Dropship sẽ liên hệ với nhà cung cấp để đặt mua sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. Sau đó, họ sẽ yêu cầu nhà cung cấp trực tiếp gửi hàng đến cho khách hàng.

Như vậy với mô hình Dropshipping, những người làm Dropship chỉ giữ vai trò trung gian mà thôi. Nói cách khác họ nhận đơn đặt hàng từ khách hàng sau đó chuyển yêu cầu đến cho nhà cung cấp để xử lý. Lúc này, bản thân họ cũng không phải tham gia nhập hàng hay chuyển hàng trực tiếp như mô hình truyền thống kể trên.

So với mô hình Affiliate Marketing thì Dropshipping có những đặc trưng riêng. Nếu như Affiliate Marketing chỉ đơn thuần là quảng bá sản phẩm, không phải là bán hàng thì với Dropshipping ngoài vấn đề quảng bá, người làm Dropship còn phải tư vấn, chăm sóc khách hàng cũng như giải quyết các yêu cầu khiếu nại (nếu có). Xét về tổng thể, kiếm tiền online với Dropshipping sẽ có phần phức tạp hơn. Tuy nhiên mô hình nào cũng sẽ có những ưu, nhược điểm của riêng nó. Cụ thể là gì, ở các phần tiếp theo của bài viết này chúng ta sẽ làm rõ hơn nhé.

2. Những ưu điểm của mô hình Dropshipping

So với mô hình bán lẻ truyền thống hoặc Affiliate Marketing thì Dropshipping cũng có những ưu điểm. Cụ thể:

  • Không cần nhập hàng: Điều này sẽ giải quyết vấn đề chi phí vốn ban đầu để nhập hàng cũng như giải quyết vấn đề hàng tồn kho thường thấy. Do đó, Dropshipping khá phù hợp cho mô hình kinh doanh online.
  • Không cần chuyển hàng: Nhà cung cấp sẽ chuyển hàng trực tiếp đến cho khách hàng. Việc này giúp cho những người làm Dropship sẽ tập trung hơn vào vấn đề quảng bá thu hút khách hàng.
  • Không mất quá nhiều vốn: Với Dropshipping, gần như bạn sẽ không cần có quá nhiều vốn đề bắt đầu. Tiền hàng bán được sẽ bù luôn vào tiền vốn bạn bỏ ra cho đơn hàng đó. Nhưng lưu ý ở đây là bắt đầu nhé. Còn khi bạn mở rộng quy mô và làm lớn hơn thì Dropshipping cũng yêu cầu một lượng vốn kha khá đấy.
  • Làm việc tự do: Tương tự như Affiliate Marketing, với Dropshipping, bạn có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu chỉ với máy tính và mạng Internet.
  • Đa dạng sản phẩm: Làm Dropshipping bạn có thể bán bất cứ thứ gì bạn thích. Thậm chí bạn có thể bán nhiều thứ cùng lúc nếu như bạn đủ năng lực. Nó tương tự như cách bạn bán hàng Online vậy. Có khách hỏi sản phẩm, bạn tư vấn và yêu cầu nhà cung cấp chuyển hàng đến khách hàng hưởng lợi nhuận.
  • Bạn có thể quyết định giá bán: Nếu như với Affiliate Marketing, giá bán của sản phẩm sẽ phụ thuộc vào nhà cung cấp. Bạn sẽ không được phép thay đổi mức giá bán đó. Nhưng với Dropshipping thì khác. Bạn có thể thay đổi tùy ý miễn là khách hàng của bạn chấp nhận. Nhưng ngược lại, bạn cũng sẽ không được chiết khấu dựa trên đơn hàng bạn bán được. Nhà cung cấp sẽ để cho bạn một mức “giá buôn” và bạn bán càng cao thì càng có lãi.

3. Một số hạn chế của mô hình Dropshipping

Ưu điểm là vậy nhưng mô hình này cũng tồn tại một số hạn chế sau đây:

  • Lợi nhuận mỏng: Lợi nhuận mỏng ở đây không phải đến từ phía nhà cung cấp mà lại đến từ sự cạnh tranh giữa những người làm Dropship với nhau. Bạn thấy đấy, bắt đầu với Dropship khá đơn giản và gần như không tốn chi phí. Điều này thúc đẩy việc có rất nhiều người tham gia, đẩy tính cạnh tranh của thị trường lên cao. Do đó, để kiếm được đơn hàng thì họ sẽ phải đầu tư vào quảng bá, giảm giá,… Những điều này vô tình sẽ “ăn” dần vào lợi nhuận tổng trên mỗi sản phẩm bạn bán được.
  • Vấn đề từ phía nhà cung cấp: Không cần nhập hàng là một ý tưởng không tồi, tuy nhiên trong tổng thể quy trình bán hàng thì điều đó lại tiềm ẩn rủi ro. Vì khi không nhập hàng, bản thân bạn sẽ không thể kiểm soát được số lượng hàng hóa để bán. Sẽ là lãng phí nguồn lực quảng bá nếu như bạn có khách hàng nhưng nhà cung cấp lại không còn mặt hàng đó để bán.
  • Vấn đề quản lý: Tương tự như ở trên, khi bạn giao việc chuyển hàng cho nhà cung cấp, nó cũng sẽ tồn tại rủi ro. Có thể, nhà cung cấp đó sẽ “cướp” khách của bạn.

4. Hướng dẫn kiếm tiền online với Dropshipping hiệu quả nhất

Dropshipping là một mô hình kiếm tiền online khá dễ để bắt đầu. Nếu có dịp dạo qua các trang thương mại điện tử (TMĐT) như Shopee/Tiki/Lazada… bạn sẽ thấy mô hình này hoạt động khá nhộn nhịp. Để kiếm tiền online bằng Dropshipping chúng ta cần làm theo các bước sau

Bước 1: Nghiên cứu và tìm ngách sản phẩm

Việc đầu tiên mà Dropshiper (ý chỉ những người làm dropshipping) là phải nghiên cứu thị trường. Tìm kiếm sản phẩm hợp thị trường, hợp thị hiếu khách hàng. (có thể nghiên cứu thị trường quốc tế nếu bạn làm dropshipping quốc tế, nghiên cứu thị trường việt nam nếu bạn làm dropshipping tại Việt Nam)

Với Dropshipping bạn có thể bắt đầu với bất kỳ sản phẩm nào. Tuy nhiên, việc lựa chọn một sản phẩm giúp mang lại lợi nhuận cao thì lại là chuyện khác. Do đó, yếu tố quan trọng đầu tiên, theo chúng tôi vẫn là tìm ra một sản phẩm phù hợp để bắt đầu làm Dropshipping.

Xem thêm: Top 25 nguồn hàng Dropshipping tại Việt Nam và Thế Giới

Có hàng tá ý tưởng để bạn có thể tìm ra một ngách sản phẩm cho việc làm Dropship. Tuy nhiên, nếu như bạn chọn phải ngách sản phẩm thị trường có nhu cầu nhưng mức độ cạnh tranh cao thì vô tình lợi nhuận của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, chúng tôi có một số mẹo dành cho bạn:

  • Tìm ý tưởng từ các sàn TMĐT tại Việt Nam: Nếu để ý bạn sẽ thấy trên các sàn TMĐT thường có những gợi ý về các sản phẩm được tìm kiếm nhiều. Chúng có thể là áo phao, giày,… Tuy nhiên, bạn không nên bắt đầu ngay với những sản phẩm đó. Hãy dùng những từ khóa đó để tìm kiếm các ngách nhỏ hơn mà thị trường có nhu cầu. Nó có thể là áo phao lông vũ, áo phao chống nước,… Như vậy sẽ có phần an toàn hơn cho bạn.
  • Tìm ý tưởng từ các sàn TMĐT của Trung Quốc: Có thể nói gần như các sản phẩm hiện nay đều có nguồn gốc từ Trung Quốc. Rất nhiều các sản phẩm hot trend đều được đưa về từ đây. Và một trong những sàn lớn nhất từ Trung Quốc là Aliexpress hay Taobao. Bạn có thể lên đây để tìm kiếm ý tưởng thông qua các sản phẩm hot, sản phẩm thuộc dạng flash sale,… Bạn có thể đóng vai người mua và trao đổi thêm với những chủ shop trên các sàn TMĐT này để tìm kiếm ý tưởng về ngách sản phẩm.

Bước 2: Lựa chọn kênh bán hàng. (Thị trường bán hàng)

Hiện tại các Dropshiper ở Việt Nam đang có 2 lựa chọn về thị trường bán khi làm dropshipping. Tất nhiên có 90% trong đó phát triển theo thị trường quốc tế, và chỉ có 10% là làm ở thị trường việt nam. Trong 10% đó thì có 9% làm cả quốc tế và việt nam (ví dụ như mình) còn chỉ duy nhất 1% chỉ làm trên thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, tùy vào vốn, kỹ năng, thời gian, sở thích mà bạn có thể chọn một trong hai hình thức

Dropshipping trên các kênh free traffic. Như ebay, amazon, bonanza, wish… Tại sao lại gọi là free traffic. Bởi vì đây là những thị trường uy tín. Với lượng truy cập mua hàng rất lớn hàng tháng. Vì vậy bán hàng trên đây chỉ cần tối ưu tốt là bạn đã có được traffic vào sản phẩm của bạn.

Dropshipping trên webstore riêng của các bạn và sử dụng quảng cáo để kéo khách hàng về webstore dropshipping của chúng ta. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ các vấn đề này ở phần sau của bài viết cũng như các bài viết phân tích chuyên sâu.

Bước 3: Lựa chọn hình thức để quảng bá

Tìm được sản phẩm phù hợp đã là thành công bước đầu rồi. Việc tiếp theo của bạn là tìm cách để quảng bá sản phẩm đó. Với kinh doanh online, quảng bá sản phẩm đa phần mọi người sẽ nghĩ đến các hình thức quảng cáo trên Facebook/Google. Điều này đúng nhưng chưa đủ.

Nếu bạn là một người mới, lời khuyên cho bạn là nên thử tất cả các hình thức bạn biết để tìm ra một hình thức quảng bá phù hợp. Không phải sản phẩm nào bắt đầu bằng quảng bá trên Facebook cũng là một ý hay. Do đó, việc thử nghiệm sẽ giúp bạn chọn đúng phương pháp để tiếp cận.

Một lưu ý nữa là cho dù bạn đã tìm ra được một phương thức quảng bá phù hợp rồi thì cũng không nên chỉ dừng lại ở đó. Thay vào đó hãy nghĩ đến việc quảng cáo đa kênh. Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào một kênh duy nhất. Trong trường hợp một kênh nào đó gặp trục trặc, tổng doanh thu hàng tháng của bạn vẫn sẽ không bị “mất trắng”.

Bước 4: Khi có khách hàng mua hàng trên Shop của bạn

Khách hàng vào Shop của bạn (có thể trên ebay, amazon… hay webstore riêng của bạn) để mua hàng. Khách hàng sẽ trả tiền và gửi thông tin của họ cho bạn.

Bước 5: Bạn đặt hàng từ nhà cung cấp của bạn

Sau khi có khách đặt hàng, bạn sẽ sử dụng tiền đặt của khách, và đặt mua hàng và gửi thông tin khách hàng cho nhà cung cấp.

Bước 6: Nhà cung cấp chuyển hàng cho khách của bạn

Nhà cung cấp chịu trách nhiệm đóng gói và ship hàng đến tận tay cho khách hàng của bạn sau đó sẽ gửi lại bạn tracking number (mã vận đơn).

Bước 7: Chăm sóc khách hàng

Đây là giai đoạn khá quan trọng mà nhiều người hay bỏ qua. Theo kinh nghiệm của mình thì bạn nên gọi điện cho khách hàng để hỏi xem nhân viên giao hàng có chu đáo không? Khách hàng có hài lòng với sản phẩm không… Điều này sẽ khiến khách hàng thấy bạn chuyên nghiệp hơn, tin tưởng vào bạn hơn và quan trọng là sẽ quay lại ủng hộ bạn.

Bước 8: Tối ưu hóa lợi nhuận

Lợi nhuận của bạn khi làm dropshipping chính là chênh lệch giữa giá bạn bán cho khách hàng trên thị trường bán và giá bạn lấy hàng từ nhà cung cấp trừ đi các phụ phí (phí list hàng, phí quảng cáo nếu có …)

5. Kết luận

Như vậy, qua bài viết này chúng ta có thể thấy Dropshipping là một mô hình khá dễ để bắt đầu. Nó gần như tương đồng với việc bán hàng online mà chúng ta vẫn thường hay thấy. Nhưng đừng quên là bắt đầu dễ thì cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh sẽ cao nhé. Do đó, để có thể tối ưu được lợi nhuận, bạn nên có một sự chuẩn bị chu đáo.

Qua bài viết: Dropshipping là gì? 8 bước kiếm tiền online với Dropshipping hiệu quả nhất nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

Cauit.com

Chia sẻ kiến thức - Cho đi là còn mãi!

Email: cauitonline@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn có bữa tối vui vẻ và hạnh phúc!

Chia sẻ kiến thức
Logo