Hướng dẫn sử dụng Photoshop CS6 từ A-Z cho người mới

Nếu bạn là người mới tìm hiểu về Photoshop thì đừng vội đọc các thủ thuật hay mẹo vặt về Photoshop mà hãy đọc kỹ bài viết Hướng dẫn sử dụng Photoshop từ A-Z cho người mới này!

Bài viết khá dài nhưng sẽ giúp bạn có được lộ trình học photoshop chuẩn và nhanh nhất. Tại sao lại cần lộ trình chuẩn? Bởi vì như vậy bạn sẽ dễ dàng làm chủ cũng như dễ dàng nâng cao trình độ về photoshop hơn. Theo dõi bài viết cùng cauit.com nhé!

Lưu ý: Phiên bản được sử dụng trong bài viết là Adobe Photoshop CS6 V13.0.

Hướng dẫn sử dụng Photoshop

1. Kiến thức cơ bản về Photoshop

1.1 Giao diện của Photoshop

giao diện photoshop
Giao diện Photoshop
  1. Thanh Menu Bar: Thanh trình đơn (Menu bar) chứa các trình đơn dropdown (sổ xuống) là thanh chứa các trình đơn trong Photoshop.
  2. Thanh Pallete: Chứa các thanh Pallete lệnh. Hiển thị các Palette: Menu Window / tên Palette.
  3. Thanh Công cụ: Là thanh chứa các công cụ trong Photoshop, xuất hiện ở bên trái màn hình. Chúng là những công cụ giúp bạn tạo vùng chọn, gõ chữ, tô vẽ, lấy mẫu, hiệu chỉnh, di chuyển chú thích và xem hình ảnh.

1.2 Chế độ xem ảnh trong Photoshop

  • Photoshop cho phép xem hình ảnh từ 0,67% đến 3.200%
  • Để phóng to: Ctrl và phím +
  • Để thu nhỏ : Ctrl và phím –
  • Nhấn Ctrl + Alt và phím + (hoặc phím -) để phóng to thu nhỏ cả hình ảnh và cửa sổ chứa hình ảnh đó.
  • Nhấn Ctrl + Alt và phím số 0, để đưa hình ảnh về tỉ lệ 100%.
  • Để xác định chính xác phần hình ảnh mà muốn phóng to hoặc thu nhỏ: Chọn công cụ Zoom (+) sau đó đặt trỏ công cụ lên trên phần hình ảnh đó và nhấp chuột; Hoặc Ctrl + SpaceBar và rê chuột để phóng to một khu vực.
  • Menu Window>Navigator. Bấm kéo thanh trượt qua trái, phải hoặc nhập thông số cụ thể trong ô giá trị.

2. Hướng dẫn sử dụng Photoshop cho người mới với 15 Công cụ cơ bản và hữu dụng nhất trong Photoshop

Để bắt đầu, chúng ta cùng tìm hiểu về 14 công cụ hữu dụng nhất trong Photoshop. Tiếp theo cauit.com sẽ giải thích chi tiết về 14 công cụ gồm những gì? Nằm ở vị trí nào? Cách sử dụng và một vài mẹo thủ thuật tốt nhất.

Xem thêm: Photoshop CS6 Full vĩnh viễn 2022 [No-pass kèm hướng dẫn cài đặt bằng hình ảnh]

2.1 The Layer Tool

Layer là gì?

Layer là một trong những thành phần cơ bản nhất của PhotoshopLayer được dùng để chỉ các lớp hình ảnh trong Photoshop có thể xếp chồng lên nhau để tạo nên một thiết kế hoàn chỉnh. Bạn có thể hiểu bản chất các layer giống như các tấm kính trong suốt mà bạn có thể nhìn thấu qua khi xếp chúng chồng lên nhau

layer trong photoshop

Layer có thể là ảnh, chữ (text), shape (hình khối). Trên một lớp có thể được sử dụng cho ảnh, văn bản, bộ cọ, màu nền, họa tiết và bộ lộc.

Các thao tác làm việc với bảng layer trong Photoshop

Trong Photoshop, người thiết kế cần biết cách làm việc với bảng layer và thực hiện các thao tác tổ chức layer để quản lý đối tượng và hỗ trợ quá trình thiết kế. Các thao tác với layer như chọn, di chuyển, tạo thư mục, tìm kiếm và sắp xếp layer được hướng dẫn dưới đây:

Tạo một layer mới

Phím tắt để tạo Layer mới trong photoshop là: Ctrl + Shift + N hoặc tại bảng layer, bạn click chuột trái vào biểu tượng “tạo layer mới”.

tạo layer mới trong photoshop
Ấn phím Ctrl + Shift + N
tao layer

Chọn một layer

chon-mot-layer-bat-ky
Chọn một layer bất kỳ

Trong khi thiết kế, khi muốn thao tác với đối tượng nào thì bạn lựa chọn layer chứa đối tượng đó. 

  • Cách để chọn một layer bất kỳ: Trên bảng layer, bạn nhấn chuột trái vào layer cần chọn. Khi layer chuyển sang màu xanh thì nó đã được chọn.
  • Để chọn cùng lúc nhiều layer liên tiếp, bạn chọn layer đầu tiên sau đó giữ phím shift và chọn layer cuối cùng.
  • Chọn cùng lúc nhiều layer chọn lọc, bạn giữ Ctrl để nhấn chọn thêm các layer muốn chọn.

Di chuyển các layer

Di chuyển layer trong photoshop
Di chuyển layer trong photoshop

Thứ tự sắp xếp các layer sẽ mang đến sự khác biệt cho bố cục bức ảnh, đối tượng nào hiện lên, đối tượng nào bị che khuất. Do đó, để công việc thiết kế được dễ dàng thì bạn cần biết cách di chuyển layer để sắp xếp chúng khi cần thiết. 

Cách di chuyển thứ tự của một layer rất đơn giản:

  • Giữ chuột trái vào layer cần thay đổi vị trí và kéo thả đến vị trí mới mong muốn. 
  • Ngoài ra, bạn có thể di chuyển layer bằng phím tắt trên bàn phím:
  • Đưa layer lên trên layer trước nó: Ctrl + ]
  • Đưa layer xuống dưới layer sau nó: Ctrl + [
  • Đưa layer lên đầu tiên: Ctrl + Shift + ]
  • Đưa layer xuống dưới cùng: Ctrl + Shift + [

Lọc layer trong Photoshop

Làm việc với một file thiết kế Photoshop, hầu hết đều có xuất hiện số lượng layer rất lớn, nên bạn cần kiểm soát bảng layer để thao tác thiết kế được tiện dụng, tránh nhầm lẫn. Khi bạn muốn thao tác với một đối tượng trên bản thiết kế, thì cần chọn đúng layer chứa đối tượng đó. Vì vậy, việc tìm layer vô cùng quan trọng. 

loc layer
Lọc layer

Người thiết kế chọn menu Search Dropdown để chọn phương thức tìm kiếm layer theo các tiêu chí như loại, tên, hiệu ứng, chế độ, màu sắc, thuộc tính,… Sau khi đã đánh dấu phương thức tìm kiếm, bạn hãy sử dụng các tùy chọn bên phải của Search Dropdown để chọn các thuộc tính bổ sung để trả về kết quả tìm kiếm layer.

Tạo nhóm layer

  • Để quản lý và sử dụng layer thông minh, thì Photoshop có tính năng sắp xếp layer thành các nhóm, các thư mục con. Thêm các layer vào cùng một nhóm theo cách bạn muốn để sử dụng khi thiết kế thuận lợi sẽ giúp bạn không bỏ sót đối tượng. 
tao group cho layer photoshop
Tạo nhóm layer bằng phím tắt Ctrl + G
  • Để tạo nhóm layer, bạn chọn các layer cần tạo rồi sử dụng tổ hợp phím tắt Ctrl + G. Khi cần rã nhóm layer bạn dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift + G. Hoặc tạo một thư mục mới bằng cách nhấn Create a new group ở góc phải cuối bảng layer, rồi kéo các layer để thêm chúng vào cùng một nhóm. Nhấn nhanh 2 lần vào thư mục để đổi tên nhóm.

Khóa và mở khóa layer trong Photoshop

khoa layer
Khóa và mở layer trong Photoshop

Khóa layer bằng cách chọn layer cần khóa, rồi nhấp vào hình ổ khóa trong bảng layers. Tương tự mở khóa layer bằng cách click vào ổ khóa để mở khóa layer trở lại.

Quản lý Layer

  • Opacity: Độ trong suốt (độ mờ đục) của Layer
  • Fill: Độ trong suốt của các Pixel màu (không kể màu của hiệu ứng LayerStyle).
  • Blending Mode (chế độ hòa trộn lớp)
  • Các chế độ khóa Layer
  • Ẩn/ Hiện Layer
  • Lớp nền Background (mặc định là không di chuyển được)
  • Liên kết các Layer được chọn
  • Add a Layer Style: Hiệu ứng trên Layer
  • Add a mask: Tạo một lớp mặt nạ mới.
  • Create new fill or adjustment Layer: phủ lên đối tượng một lớp màu hay một lớp hiệu chỉnh mới.
  • Create a new Group: Tạo một group mới (thư mục chứa các Layer con bên trong)
  • Tạo một Layer mới

Xóa Layer, xóa hiệu ứng, xóa mặt nạ,…

Nhân bản một layer

Đầu tiên, chọn một hoặc nhiều layer trong bảng điều khiển Layers. Tiếp theo, kéo một hoặc nhiều layer và ấn Create a New Layer. Cách khác, ấn chuột trái vào Layer để chọn Duplicate Layer hoặc Duplicate Group. Nhập tên của layer và ấn OK.

Vị trí Layer trong Photoshop

Mặc định nó có mô đun riêng ở góc bên phải của màn hình Photoshop. Kích vào Layer trong thanh menu trên cùng.

vi tri layer

Lưu ý sử dụng Layer trong photoshop

Luôn đặt tên cho từng layer để có thể bám sát các trình tự tránh bị rối, đặc biệt hữu ích khi đang làm dự án với số lượng layer lớn.

2.2 Công cụ Move (di chuyển):

cong cu move photoshop
  • Là công cụ chọn và di chuyển đối tượng.
  • Thuộc tính:
  • Auto Select Layer: Tự chọn Layer
    • Show Bounding Box: Hiển thị tám nốt xung quanh đối tượng, ta có thể xoay, co giãn,…
    • Nhóm Align: Dùng để gióng hàng các Layer được liên kết (link) với nhau.
  • Nhóm Distribute: Dùng để phân phối đều các đối tượng được liên kết với nhau.

2.3 Công cụ Crop:

Cắt xén hình ảnh. Công cụ này có khả năng đặc biệt hơn. Khi tạo khung viền chọn, ta sẽ thấy trên khung viền có tám nốt vuông (bốn nốt vuông nằm ở bốn góc và bốn nốt vuông nằm ở trung điểm của các cạnh). Ta được quyền phóng to để thu hẹp khung viền bằng cách kích và rê các nốt vuông.

cong cu crop
Công cụ Crop trong photoshop

Ngoài ra còn có thể xoay khung viền bằng cách đưa con trỏ ra ngoài góc đường viền và rê chuột. Nếu muốn di chuyển khung viền chọn, ta chỉ cần đưa trỏ vào bên trong khung viền và rê sang vị trí khác, cuối cùng, nhấn Enter hoàn tất phần xén ảnh.

Để chuyển sang lệnh Crop bạn có thể sử dụng phím tắt là: C

2.4 Xoay ảnh trong Photoshop (Transform)

Vào Menu Edit/Transform: Free transform (Ctrl + T). Biến hình tự do (Ngoài ra, ta có thể kết hợp bằng cách bấm phím Ctrl và đặt trỏ ở các góc để biến dạng, skew,…)

Xoay ảnh trong photoshop
Xoay ảnh trong photoshop
  • Scale                     : Phóng to thu nhỏ đối tượng được chọn
  • Rotate                   : Xoay đối tượng
  • Skew                     : Kéo xiên đối tượng
  • Distort                   : Biến dạng đối tượng
  • Perspective           : Biến dạng đối tượng theo phối cảnh
  • Warp                     : Biến dạng đối tượng tự do theo phối cảnh (kể cả các phối cảnh có độ cong như áp nhãn cho chiếc hộp,…) bằng cách hiệu chỉnh các node và tay nắm (handle).
  • Rotate 180o           : Xoay đối tượng 180O
  • Rotate 90oCW       : Xoay đối tượng 90O theo chiều kim đồng hồ
  • Rotate 90oCCW    : Xoay đối tượng 90O ngược chiều kim đồng hồ
  • Flip Horizontal     : Lật đối tượng theo chiều ngang
  • Flip Vertical         : Lật đối tượng theo chiều dọc.

2.5 Chọn đối tượng (Selection) trong Photoshop

  • Select All (Ctrl + A): Tạo vùng chọn bao kín toàn bộ hình ảnh.
  • Deselect (Ctrl + D): Hủy vùng chọn.
  • Reselect (Ctrl + Shift + D): Lấy lại vùng chọn đã hủy.
  • Inverse (Ctrl + Shift + I): Nghịch đảo vùng chọn.
  • Color Range: Chọn theo màu
  • Selection: Ô preview chỉ hiển thị hình ảnh dưới dạng màu trắng, đen. Vùng có có màu trắng là vùng được chọn, vùng màu đen là vùng không được chọn.
    • Image: Ô preview hiển thị dạng ảnh màu.
  • Refine Edge (Alt + Ctrl + R): Dùng để tinh chỉnh đường biên của vùng chọn.
  • Modify: Điều chỉnh vùng chọn
  • Border: Tạo khung biên vùng chọn – Width: Độ rộng của biên
    • Smooth: Bo góc vùng chọn – Sample Radius: Góc bo
    • Expand: Mở rộng đều chu vi vùng chọn
    • Contract: Thu hẹp đều chu vi vùng chọn
    • Feather (Shift + F6):Làm mờ biên vùng chọn, tùy thuộc vào giá trị Feather Radius.
    • Grow: Nới rộng vùng chọn có vùng màu gần nhất (chọn màu cục bộ).
    • Similar: Chọn các mẫu màu trùng với màu
    • Transform Selection: Phóng to, thu nhỏ, xoay,…vùng chọn
    • Load Selection: Tải vùng chọn đã lưu trữ.
      • New selection: Vùng chọn mới.
      • Add to selection: Vùng chọn mới sẽ là sự kết hợp của vùng chọn vừa vẽ với vùng chọn có sẵn trong kênh đã chọn.
      • Subtract from selection: Vùng chọn mới sẽ là phần còn lại sau khi vùng chọn vừa vẽ cắt vùng chọn có sẵn trong kênh được chọn.
  • Intersect with selection: Vùng chọn mới sẽ là phần giao nhau của vùng chọn vừa vẽ với vùng chọn có sẵn trong kênh được chọn.
    • Invert để nghịch đảo vùng chọn.
    • Save Selection: Lưu vùng chọn, vùng chọn được lưu sẽ hiển thị trong kênh Alpha, và đặt tên cho vùng chọn đó. Bài tập thực hành

2.6 Công cụ Pen

cong cu pen photoshop

Công cụ pen

Đây là công cụ dùng để vẽ 1 đường Path, Subpath xung quanh hình ảnh nào đó với độ chính xác cao (vùng hình ảnh cần tạo vùng chọn). Path,Subpath có hình dạng bất kỳ, tất cả được gọi chung là đường Path.

  • Pen Tool: công cụ chính để tạo đường Path.
  • Freeform Pen Tool: Vẽ đường Path bằng cách rê chuột tự do.
  • Add Anchor Point Tool: Thêm node
  • Delete Anchor Point Tool : Xoá node
  • Convert Point Tool: Hiệu chỉnh tay nắm, biến node gãy nhọn thành node trơn, mịn

Palette Path

cong cu path photoshop
  • New path: tạo path mới
  • Delete path: xóa đường path
  • Make selection: chuyển path thành vùng chọn
  • Make work path: chuyển vùng chọn thành đường path
  • Fill path with foreground color: tô màu nền cho path với màu foreground.
  • Stroke Path with Brush: tô đường viền cho path với các dạng cọ brush. Chọn Path, chọn cọ Brush, chọn nét cọ (kích biểu tượng “Stroke path with brush”)

2.7 Công cụ Shape trong photoshop

cong cu path photoshop
  • Chọn kiểu shape -> drag mouse trực tiếp lên trang giấy.
  • Tạo và lưu một shape vào thư viện Custom Shape:

Tạo shape mới (bằng công cụ Pen hoặc hiệu chỉnh từ các shape có sẵn) Chọn Shape vừa tạo -> Menu Edit/ Define custom shape

Ok -> Shape mới sẽ được đưa vào cuối thư viện custom shape.

Xem thêm: Hướng dẫn công cụ tạo Shape trong Photoshop CS6 chi tiết

2.8 Công cụ Select Tool trong photoshop

Select Tool là gì?

Select Tool là công cụ dùng để chọn một vùng, một chi tiết nào đó của hình ảnh… Khi đó ta chỉ có thể chỉnh sửa trên vùng đã chọn. Ứng dụng của Select Tool cho phép lựa chọn chi tiết, tạo đồ họa, sao chép, cắt, và dán vào ảnh…

cong cu Selec tool la gi

Công cụ Select là một trong những công cụ cơ bản nhất, nhưng cũng là những công cụ hiệu quả và sử dụng nhiều nhất. Điều cần của công cụ này là nó chỉ hoạt động khi đã chọn layer. Vì vậy, nếu bạn muốn cắt hoặc sao chép một khu vực trên Layer 4 thì phải chọn Layer 4, đồng nghĩa với việc nó đang được tô sáng trong thanh Layers. Và khu vực đã chọn được đánh dấu bởi đường đứt đoạn, nhấp nháy.

Các công cụ để tạo vùng chọn trong Photoshop:

  • Marquee Tool
  • Lasso Tool
  • Quick Selection Tool
  • Magic Wand Tool
  • Chế độ Quick Mask
  • Color Range

Bạn nên chú ý tới layer đang dùng thì sử dụng công cụ này sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Công cụ Marquee Tool

Marquee Tool gồm bốn công cụ:

  1. Rectangular Marquee Tool: Tạo vùng chọn hình vuông hoặc hình chữ nhật.
  2. Elliptical Marquee Tool: Tạo vùng chọn theo hình Elip hoặc hình tròn.
  3. Single Row Marquee Tool: Tạo vùng chọn theo một dòng ngang có bề dày 1 pixel.
  4. Single Colum Marquee Tool: Tạo vùng chọn theo một cột dọc có bề dày 1 pixel.

Bốn công cụ trên chỉ có Rectangular và Elliptical là được sử dụng nhiều nhất. Mình sẽ lấy ví dụ về Rectangular, còn Elliptical có cách sử dụng tương tự nha.

Bạn chọn công cụ Rectangular Marquee Tool sau đó kéo tạo một hình chữ nhật như hình dưới. Khu vực bên trong đường đứt đoạn là khu vực được lựa chọn. Mọi thao tác chỉnh sửa như tô, vẽ sẽ chỉ có tác dụng trong khu vực này.

Marquee selection photoshop

Các thao tác cơ bản của Marquee Tool:
  • Giữ phím Shift để vẽ hình vuông.
  • Giữ Phím Alt để vẽ hình chữ nhật có tâm là điểm bắt đầu vẽ.
  • Giữ phím Alt + Shift để vẽ hình vuông có tâm là điểm bắt đầu vẽ.
Menu Selection Option của Marquee Tool

Thanh option cung cấp cho các bạn các công cụ:

  • New Selection: Tạo một vùng lựa chọn mới.
  • Add to Selection: Thêm một vùng lựa chọn và một vùng sẵn có.
  • Subtract from Selection: Xóa một vùng lựa chọn trên một vùng sẵn có.
  • Intersect with Selection: Tạo một vùng lựa chọn là phần chung giữa hai vùng.
  • Feather: làm mờ vùng biên
  • Style: Cho phép bạn cố định tỉ lệ chiều rộng, chiều dài. Với mặc định Normal bạn muốn kéo hình tỉ lệ nào cũng được
  • Refine Edge: Các tùy chọn chuyên sâu cho đường biên như bo tròn các góc, mờ vùng biên…
option selection photoshop

Chức năng và minh họa chi tiết từng công cụ:

New Selection: khi kéo chuột chọn một vùng khác, vùng lựa chọn hiện tại sẽ mất.

New selection photoshop

Add to Selection: Vùng lựa chọn mới sẽ gộp với vùng lựa chọn cũ làm một. Bạn có thể ấn phím Shift để chuyển nhanh sang chế độ này, lúc này con trỏ chuột sẽ có thêm biểu tượng dấu “+”

Add to selection photoshop

Subtract from Selection: Vùng giao nhau giữa vùng lựa chọn mới và cũ sẽ bị xóa đi. Bạn sử dụng phím Alt để chuyển nhanh chế độ này, con trỏ chuột sẽ hiện biểu tượng dấu “-“

Add to selection photoshop 1

Intersect with Selection: Chỉ vùng giao nhau giữa vùng lựa chọn mới và cũ được giữ lại. Bạn giữ đồng thời phím Alt + Shift để sử dụng chế độ này, con trỏ chuột sẽ hiện biểu tượng dấu “x“

Intersect-with-selection-photoshop-piodio

Feather: Cho phép bạn lựa chọn vùng chuyển tiếp mờ dần, các thao tác của bạn bên trong vùng lựa chọn sẽ ảnh hưởng ra ngoài giảm dần theo số Pixel bạn đặt. Ví dụ như hình dưới đây, với Feature = 0, bạn tô màu đỏ vào vùng lựa chọn thì màu đỏ chỉ ở bên trong hình chữ nhật. Với Feature = 5 thì vùng bạn tô sẽ lấn ra bên ngoài một chút và mờ dần đi.

Feather selection photoshop

Refine Edge: Nếu Feather chỉ cho phép bạn chọn vùng đường biên mờ dần thì với Refine cho phép bạn chỉnh nhiều thông số hơn:

  • Radius: Tìm các vùng biên gần vùng chọn.
  • Smooth: Bo tròn các góc nhọn
  • Feather: Làm mờ vùng biên
  • Contrast: Tạo độ sắc nét tại vùng biên.
  • Output cung cấp các tùy chọn xuất vùng chọn như tạo thành một Layer mới, Layer Mask… Bạn có thể chọn “New Layer with Layer Mask” để xuất ra tiện cho việc chỉnh sửa sau này mà không làm thay đổi hình gốc. Nếu bạn chưa học về Layer Mask, bạn có thể xem lại bài Cách sử dụng Layer Mask trong Photoshop.
Refine edge photoshop

Các thao tác với vùng chọn

Tạo một Layer mới từ vùng chọn: Cách đơn giản nhất là Ctrl C + Ctrl V, cách đơn giản nhì là ấn Ctrl + J

Đảo vùng chọn: Trong một số trường hợp, việc chọn background xung quanh đối tượng đơn giản hơi là chọn trực tiếp đối tượng. Thì sau khi chọn Background, bạn chỉ cần ấn Ctrl + Shift + I để đảo ngược vùng chọn.

Chỉnh lại kích thước vùng chọn: Bạn chuột phải sau đó chọn Transform Selection, lúc này tại các góc của vùng chọn sẽ hiện các ô vuông nhỏ cho bạn co kéo. Menu chuột phải giống như thao tác khi bạn thay đổi kích thước Layer. Bạn có thể xem lại bài viết Di chuyển, thay đổi kích thước Layer nếu chưa học

Xóa vùng chọn: Bạn chuột phải chọn Deselect, hoặc sử dụng phím tắt Ctrl + D

Lưu vùng chọn: Bạn có thể lưu lại vùng chọn bằng cách Menu -> Select -> Save. Lúc cần có thể Load lại từ Menu -> Select -> Load Selection.

Làm thế nào để chọn bức ảnh để chèn vào đồ họa

Mở hình ảnh bạn muốn chèn trong Photoshop và sử dụng công cụ Select để xác định xem bạn muốn lấy khu vực nào của ảnh. Sau đó, sao chép nó.

Tiếp theo, mở tab cho dự án cần chèn và dán vào như một layer mới. Bật layer của đối tượng bạn muốn chọn. Hơn nữa, có thể di chuyển nhiều đối tượng khi bật nhiều layer.

Bước tiếp, kích chuột phải và có một vài tùy chọn như sau:

  • Chọn Layer via Copy để sao chép đối tượng từ layer đó và tạo một layer cho đối tượng.

Thủ thuật Pro hơn:

  • Để chọn toàn bộ hình ảnh bao gồm tất cả các layer, bật đồng thời tất cả các layer và kích Select Tool. Khi bạn xác định được khu vực sao chép, sử dụng thanh menu ở trên cùng kích Edit > Copy Merged. Cuối cùng, toàn bộ hình ảnh sẽ được sao chép và dán vào layer của nó.
    • Chọn Free Transform để căn, xoay, di chuyển và lật vật bạn lựa chọn.

2.9 The Color & Swatches Tool

Định nghĩa

Công cụ Color và Swatches cho phép bạn sử dụng, thay đổi, sao chép và lưu trữ tạo màu cho nội dụng của bạn. Nó thực sự là tính năng vượt trội giúp hình ảnh trở nên sống động và thống nhất về màu sắc.

Vị trí

Nó là mô đun mặc định ở góc phía trên bên phải của Photoshop.

tu hoc Photoshop 1

Ngoài ra, công cụ Color còn nằm ở vị trí dưới cùng của thanh công cụ bên trái, biểu diễn bởi 2 hộp màu chồng lên nhau.

huong dan Photoshop co ban

Tạo màu

Mở Color Picker bằng cách kích đúp vào hộp phía trên của mô đun Color hoặc ở menu bên trái.

Từ đó, bạn sẽ thấy một chuỗi cột màu cùng với thanh trượt. Bạn có thể điều chỉnh để tạo màu tùy ý. Hơn nữa, nếu bạn biết giá trị hex của màu, hay nhập nó vào hộp # để tìm màu tự động. Bạn có thể chọn mảng màu dựa trên giá trị RGB hoặc CMYK.

huong dan Photoshop co ban 2

Bất kỳ màu nào bạn tạo ra đều có thể thêm Swatches nếu click vào Add to Swatches.

2.10 Tạo phông và Text Tool

Định nghĩa

Công cụ Text cho phép thêm fonts tùy chỉnh từ dữ liệu và truy cập vào cài đặt font cao cấp.

Vị trí

Ở góc bên trái màn hình gần cuối cùng.

huong dan Photoshop cho nguoi moi 2

Khi bạn kích vào biểu tượng công cụ Text, tất cả những cài đặt và tùy chỉnh font sẽ hiển thị ở trên cùng của màn hình. Những tùy chỉnh này cho phép thay đổi font, kích cỡ font và khoảng cách giữa các chữ, chiều cao, chiều rộng, màu và kiểu dáng. Và chắc chắn rằng đã chọn layer bạn mong muốn chỉnh sửa chữ.

huong dan Photoshop cho nguoi moi 3

Thêm văn bản vào ảnh

Công cụ Text làm việc giống như công cụ Text khác bạn từng sử dụng. Chọn biểu tượng T ở thanh bên trái, kéo Textbox vào vị trí bạn muốn và bây giờ hãy thỏa sức sáng tạo thôi.

Bất cứ khi nào bạn tạo textbox, Photoshop sẽ thêm một layer. Bạn có thể chọn màu, kích cỡ,….,các tùy chỉnh khác để thay đổi.

add text in photoshop

2.11 Zoom Tool

Định nghĩa

Công cụ Zoom cho phép zoom gần vào khu vực cụ thể của ảnh và zoom xa để xem toàn bộ bức ảnh.

Vị trí

Thanh menu trên cùng, chọn View > Zoom In hoặc Zoom Out.

tu hoc Photoshop 3

Sử dụng công cụ Zoom

Chọn tùy chỉnh zoom từ menu View. Hoặc sử dụng phím tắt, giữ Alt hoặc Command kết hợp ấn + để zoom gần, Alt hoặc Command cùng với nút – để zoom xa.

2.12 Công cụ Eraser (xóa)

Định nghĩa

Công cụ Tẩy giống với công cụ Brush, bạn có thể thay đổi kích cỡ và độ cứng của tẩy để có những hiệu ứng đa dạng giống như làm mờ và trộn. Tẩy nền sử dụng các màu khác nhau để giúp bạn xóa những khu vực nền không mong muốn trên ảnh.

Tẩy là một trong những công cụ hữu ích trong Photoshop. Nhưng bạn chưa từng dùng cục tẩy nào như dưới đây.

Vị trí

Trên thanh công cụ bên trái (hoặc sử dụng phím tắt E)

cong cu

Sử dụng Basic Eraser

Khi kích vào biểu tượng cục tẩy, tất cả tùy chọn sẽ hiện ở trên cùng màn hình. Có các tùy chỉnh như thay đổi kích cỡ tẩy, độ cứng,…

Giống với hầu hết các công cụ khác trong Photoshop, tẩy chỉ hoạt động trên một layer xác định. Trước khi sử dụng công cụ này, hãy đảm bảo đã chọn layer bạn muốn.

cong cu

Sử dụng Background Eraser

Công cụ này khá tiết kiệm thời gian. Bạn có thể thấy nó dễ dàng loại bỏ màu nền của ảnh. Khá hữu ích khi ẩn đối tượng với nền trong suốt.

Để sử dụng công cụ tẩy nền, chọn và giữa biểu tượng tẩy cho đến khi menu cạnh xuất hiện. Chọn Background Eraser.

cong cu trong photoshop

Bây giờ bạn đã sẵn sàng xóa một vài thứ gì đó chưa? Chỉnh kích cỡ Background Eraser, và chọn màu bạn muốn xóa từ layer đã chọn. Nhớ chọn đúng layer.

Mẹo

Đừng ngại sử dụng tẩy kích cỡ khủng của Background Eraser. Bởi nó sẽ xóa những màu cụ thể từ ảnh chứ không xóa màu khi chưa được chọn.

2.13 Công cụ The Fill Tool

Định nghĩa

Công cụ Fill trước đây là công cụ Paint Bucket, tô màu toàn bộ khu vực bạn chọn. Phù hợp cho các phông nền hoặc khu vực đổ màu lớn. Thêm vào đó có thể sử dụng nền họa tiết. Công cụ Gradient trong công cụ Fill tạo hiệu ứng mờ ảo cho màu đã chọn.

Vị trí

Trên menu chính, chọn Layer > New Fill Layer. Từ đó, bạn có các tùy chỉnh “Solid Color”, “Gradient”, hoặc “Pattern”.

Fill Tool

Đổ màu

Đầu tiên, chọn layer bạn muốn đổ màu. Sau đó, từ menu chính, chọn Layer > New Fill Layer > Solid Color… Tiếp theo, cửa sổ New Layer sẽ mở ra, nhập tên layer. Đừng lo lắng về việc lựa chọn màu bạn tại thời điểm đó, bước này đơn giản chỉ để đặt tên layer. Sau khi đặt tên xong chọn OK.

Fill Tool 2

Bước tiếp, cửa sổ Color Picker xuất hiện. Tại đây, bạn có thể chọn màu muốn đổ. Từ đó, chọn layer nền để tô màu, màu lựa chọn trong Color Picker mặc định là màu xanh da trời.

Fill Tool 3

Họa tiết cho ảnh

Bạn cũng có thể tự thiết kế họa tiết nều có thời gian và đam mê hoặc tải các nền họa tiết miễn phí có sẵn trên tìm kiếm Google.

Đầu tiên, chọn layer bạn muốn đổ màu. Sau đó, từ menu chính, chọn Layer > New Fill Layer > Pattern… Tiếp theo, cửa sổ New Layer sẽ mở ra, nhập tên layer. Đừng lo lắng về việc lựa chọn màu bạn tại thời điểm đó, bước này đơn giản chỉ để đặt tên layer. Sau khi đặt tên xong chọn OK.

Bước tiếp, cửa sổ Pattern Fill xuất hiện. Tại đây, bạn có thể chọn họa tiết. Từ đó, chọn layer nền để tô màu, màu được lựa chọn sẽ thay vào nền màu xanh.

Fill Tool 4

Sử dụng Gradient Fill

Đầu tiên, chọn layer bạn muốn đổ màu. Sau đó, từ menu chính, chọn Layer > New Fill Layer > Gradient… Tiếp theo, cửa sổ New Layer sẽ mở ra, nhập tên layer. Đừng lo lắng về việc lựa chọn màu bạn tại thời điểm đó, bước này đơn giản chỉ để đặt tên layer. Sau khi đặt tên xong chọn OK.

Tiếp theo, cửa sổ ” Gradient Fill” hiện ra. Hãy thử dùng các tủy chọn có trong cửa sổ. Để chọn gradient khác, kích chuột phải vào gradient mặc định để mở Gradient Editor, như dưới đây:

Fill Tool 5

2.14 Công cụ The Eyedropper

Định nghĩa

Công cụ nhỏ gọn này cho phép trích xuất hoặc sử dụng màu bất kỳ từ ảnh trên Photoshop.

Vị trí

Nằm trên thanh công cụ bên trái.

Eyedropper tool

Sử dụng Eyedropper

Chọn biểu tượng trên thanh công cụ bên. Tiếp theo, xác định màu muốn trích, và kích vào khu vực sao chép.

Khi vừa trích màu, bạn sẽ thấy nó biểu diễn cả trên mô đun màu ở trên cùng bên phải của màn hình và thanh menu bên. Bạn có thể kích đúp vào hộp màu để mở có màu cao cấp.

Eyedropper tool 2

2.15 Công cụ Blending Options

Định nghĩa

Tùy chỉnh Blending bao gồm một số tính năng chỉnh sửa giao diện và đồ họa. Ví dụ, bạn có thể sử dụng hiệu ứng “Outer Glow” để chữ hiện ra như đang phát sáng. Hoặc, bạn có thể sử dụng hiệu ứng “Drop Shadow” để thêm bóng cho chữ. Hãy bỏ chút thời gian để khám phá những hiệu ứng layer và tìm ra tính năng ưa thích.

Vị trí

Từ thanh công cụ chính, chọn Layer > Layer Style > Blending Options… Bạn có thể kích đúp vào bất cứ layer nào để mở tùy chỉnh cho layer cụ thể.

Blending Options

Sử dụng Blending Options

Đầu tiên, chọn layer sử dụng cho blending. Bước tiếp, mở tùy chỉnh blending và chọn đối tượng muốn sử dụng. Với các tùy chỉnh có sẵn, bạn có thể có một lượng lớn hiệu ứng để hoàn thiện bức hình. Có nhiều điều thú vị ở từng layer, ảnh và chữ. Nhìn vào ảnh dưới:

Blending Options 2

Ví dụ, chỉnh sửa layer chữ và chọn “Bevel & Emboss”. Trông đẹp phải không?

Blending Options 3

3. Tổng kết

Bài viết trên đây không thể biến bạn trở thành một phù thủy Photoshop ngay thời điểm này. Nhưng nó là nền tảng vững chắc để bạn tự học Photoshop nâng cao. Hi vọng những thông tin bổ ích ở trên sẽ giúp bạn sử dụng Photoshop một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian.

Cám ơn bạn đã đọc bài viết, chúc bạn sớm thành nhà thiết kế chuyên nghiệp!

Chia sẻ kiến thức
Logo
Enable registration in settings - general