Tiền ảo từ lâu đã trở nên khá quen thuộc, Vậy Tiền ảo là gì? Tiền ảo có bao nhiêu loại? Và Thanh toán bằng tiền ảo có hợp pháp không? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
1. Tiền ảo là gì?
Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số. Đến thời điểm hiện nay tiền ảo không phải do cơ quan chính phủ phát hành và kiểm soát.
Tiền ảo được phát hành và thường được kiểm soát bởi các nhà phát triển của chính nó và hiện nay tiền ảo cũng chỉ được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định.
Những loại tiền ảo này có thể được sử dụng để mua hàng hóa, dịch vụ hay vật chất, nhưng cũng chỉ hạn chế đối với một số cộng đồng nhất định.
2. Những đồng tiền ảo phổ biến hiện nay.
Tính đến tháng 5/2021, Việt Nam có hơn 20 loại tiền ảo phổ biến dựa trên cộng đồng người tham gia. Trong bài viết này sẽ chỉ nói qua về 10 đồng tiền ảo phổ biến nhất.
1. Bitcoin (BTC)
Bitcoin là một loại tiền mã hóa được phát minh vào năm 2008 và bắt đầu ra mắt thị trường vào tháng 1/2009.
Thời điểm ra mắt Bitcoin có giá cực thấp nhưng hiện tại, Giá Bitcoin ngày 22/5/2021 là ~ $37.890,00 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $76,590,547,635.93 USD.
Hiện tại, số đồng Bitcoin đang lưu hành là 18.713.700 BTC và lượng cung tối đa có thể lên đến 21.000.000 BTC đồng coin.
Các sàn giao dịch Bitcoin phổ biến hiện nay là Binance, Huobi Global, OKEx, FTX, và CoinTiger.
2. Ethereum (ETH)
Đứng sau Bitcoin, Ethereum là loại tiền điện tử lớn thứ 2 thế giới theo tổng vốn hóa thị trường. Ethereum được giới thiệu vào cuối năm 2013 bởi một người chuyên nghiên cứu về lập trình tiền ảo có tên Vitalik Buterin.
Giá Ethereum ngày 16/4/2021 là ~ $2.3096,21 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $33.172.939.922 USD. Hiện tại, tổng vốn hóa thị trường của ETH là $276.726.562.581 USD. Lượng ETH đang lưu hành là 115.489.681 ETH đồng coin và chưa có số xác thực lượng cung tối đa trên thị trường.
3. Binance Coin (BNB)
BNB đã ra mắt thông qua đợt chào bán đồng tiền mã hóa lần đầu vào năm 2017, 11 ngày trước khi sàn giao dịch tiền mã hóa Binance ra mắt. Ban đầu, BNB được phát hành dưới dạng token ERC-20 chạy trên mạng Ethereum.
Với tổng nguồn cung tối đa là 200 triệu đồng coin và 100 triệu BNB được cung cấp trong ICO. Tuy nhiên, đồng coin ERC-20 BNB đã được hoán đổi với BEP2 BNB theo tỷ lệ 1:1 vào tháng 4 năm 2019 với sự ra mắt của mạng chính thức Binance Chain và hiện không còn được lưu trữ trên Ethereum nữa.
BNB có thể được sử dụng như một phương thức thanh toán, một token tiện ích để thanh toán phí trên sàn giao dịch Binance và để tham gia vào việc bán token trên Binance launchpad. BNB cũng cấp quyền cho Binance DEX (sàn giao dịch phi tập trung).
Giá Binance Coin ngày 16/4/2021 là $311,489 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $5.865.288.002 USD. Tổng với vốn hóa thị trường là $81.565.709.961 USD.
Lượng BNB đang lưu hành là 153.432.897 BNB đồng coin và lượng cung tối đa là 170.532.785 BNB đồng coin.
4. RIPPLE (XRP)
XRP là đồng tiền chạy trên nền tảng thanh toán kỹ thuật số gọi là RippleNet, nằm trên cơ sở dữ liệu sổ cái phân tán được gọi là XRP Ledger. Còn RippleNet được điều hành bởi một công ty có tên là Ripple, XRP Ledger là nguồn mở và không dựa trên blockchain, mà là cơ sở dữ liệu sổ cái phân tán đã đề cập trước đây.
Nền tảng thanh toán RippleNet là hệ thống thanh toán gộp theo thời gian thực (RTGS) nhằm mục đích cho phép các giao dịch tiền tệ tức thì trên toàn cầu. Mặc dù XRP là tiền mã hóa có nguồn gốc từ XRP Ledger, nhưng bạn thực sự có thể sử dụng bất kỳ loại tiền tệ nào để giao dịch trên nền tảng này.
Mặc dù ý tưởng đằng sau nền tảng thanh toán Ripple lần đầu tiên được Ryan Fugger công bố vào năm 2004, nhưng phải đến khi Jed McCaleb và Chris Larson tiếp quản dự án vào năm 2012 thì Ripple mới bắt đầu được xây dựng (tại thời điểm đó, nó còn được gọi là OpenCoin).
Giá XRP ngày 22/5/2021 là $0,8935USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $15.450.753.618 USD. Tổng vốn hóa thị trường là $74.029.341.011 USD.
Lượng XRP đang lưu hành là 45.404.028.640 XRP đồng coin và lượng cung tối đa là 100.000.000.000 XRP đồng coin.
5. Tether (USDT)
Tether (USDT) là loại tiền kỹ thuật số có giá trị phản ánh giá trị của đồng đô la Mỹ. Ra mắt vào năm 2014, ý tưởng đằng sau Tether là tạo ra một loại tiền mã hóa ổn định có thể được sử dụng như đồng đô la kỹ thuật số hoặc “stablecoin.“
Tether được neo giữ hoặc “gắn chặt,“ với giá của đồng đô la Mỹ. Mặc dù ban đầu Tether sử dụng Lớp Omni của mạng Bitcoin làm giao thức truyền tải nhưng hiện giờ Tether đã có sẵn dưới dạng token ERC20 trên Ethereum.
Tổng cộng, Tether được phát hành trên các blockchain Bitcoin (cả Omni và Liquid Protocol), Ethereum, EOS và Tron.
Token Tether được phát hành bởi Tether Limited, công ty có chung CEO với sàn giao dịch tiền mã hóa Bitfinex. Trước đây, Tether tuyên bố rằng đồng Tether được hỗ trợ 100% bởi các khoản dự trữ của Tether.
Tuy nhiên, sau khi các luật sư của Tether chú thích vào năm 2019 rằng chỉ có 74% được hỗ trợ bởi Tether hoặc một khoản dự trữ nhỏ thì Tether mới lưu ý rằng định nghĩa về tổng giá trị hỗ trợ bao gồm cả khoản tiền cho các công ty liên kết vay.
Giá Tether ngày 22/5/2021 là $1,009 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $173.143.898.711 USD. Tổng vốn hóa thị trường của USTD là $47.006.872.194 USD. Lượng cung USTD đang lưu hành là 46.871.412.194 USDT đồng coin và chưa xác định lượng cung tối đa.
6. Cardano (ADA)
Cardano là nền tảng blockchain bằng chứng cổ phần cho biết mục tiêu của mình là cho phép “những người thay đổi, những người đổi mới và những người có tầm nhìn xa” mang lại sự thay đổi tích cực trên toàn cầu.
Dự án nguồn mở này cũng hướng tới việc “phân bổ lại quyền lực từ các cấu trúc không chịu trách nhiệm cho tới biên cho các cá nhân” — giúp tạo ra xã hội an toàn, minh bạch và công bằng hơn.
Cardano được thành lập vào năm 2017 và token ADA được thiết kế để đảm bảo rằng chủ sở hữu có thể tham gia vào việc vận hành mạng.
Vì lý do này, những người nắm giữ tiền mã hóa có quyền bình chọn mọi đề xuất thay đổi phần mềm. Nhóm nghiên cứu tạo ra blockchain phân lớp này cho biết đã có một số trường hợp sử dụng công nghệ của họ theo cách đầy thú vị.
Mục đích của nhóm là cho phép các ứng dụng phi tập trung và hợp đồng thông minh phát triển theo modul.
Giá Cardano ngày 22/5/2021 là $1,519 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $5.346.121.913 USD.
Tổng vốn hóa thị trường là $45.410.079.265 USD. Lượng cung ADA đang lưu hành là 31.948.309.441 ADA đồng coin và lượng cung tối đa là 45.000.000.000 ADA đồng coin.
7. Polkadot (DOT)
Polkadot là giao thức đa chuỗi phân mảnh mã nguồn mở hỗ trợ việc chuyển chéo chuỗi bất kỳ loại dữ liệu hoặc tài sản nào, không chỉ token. Bằng cách đó, một loạt blockchain có thể tương tác với nhau.
Cơ chế tương tác này tìm cách thiết lập một web hoàn toàn phi tập trung và riêng tư do người dùng kiểm soát và đơn giản hóa quy trình tạo các ứng dụng, tổ chức và dịch vụ mới.
Giao thức Polkadot kết nối các chuỗi công cộng và riêng tư, mạng không cần cấp phép, oracle và các công nghệ tương lai, cho phép các blockchain độc lập này chia sẻ thông tin và giao dịch một cách theo cách phi tín nhiệm thông qua chuỗi chuyển tiếp Polkadot (giải thích thêm ở phần dưới).
Token gốc của Polkadot là DOT phục vụ ba mục đích rõ ràng: cung cấp chức năng hoạt động và quản trị mạng, đồng thời tạo các parachain (chuỗi song song) bằng cách liên kết.
Giá Polkadot ngày 22/5/2021 là $22,44 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $2.558.197.893 USD.
Tổng vốn hóa thị trường là $39.126.416.106 USD. Lượng cung DOT đang lưu hành là 929.764.889 DOT đồng coin và chưa xác thực lượng cung tối đa.
8. Dogecoin (DOGE)
Dogecoin (DOGE) dựa trên hình chế “doge” nổi tiếng trên mạng Internet với hình chú chó Shiba Inu trên logo.
Đồng tiền kỹ thuật số nguồn mở này được tạo ra bởi Billy Markus đến từ thành phố Portland, tiểu bang Oregon và Jackson Palmer đến từ thành phố Sydney, Úc.
Dogecoin được phân tách từ Litecoin vào tháng 12 năm 2013. Những người tạo ra Dogecoin dự tính đồng tiền này sẽ là đồng tiền mã hóa thú vị, vui nhộn, có sức hấp dẫn hơn cả đồng Bitcoin cơ bản, vì Dogecoin dựa trên hình chế một chú chó. Giám đốc điều hành Tesla là Elon Musk đã đăng một số dòng tweet trên mạng xã hội rằng Dogecoin là đồng coin yêu thích của ông.
Giá Dogecoin ngày 22/5/2021 là 0,3401 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $38.938.902.803 USD.
Tổng vốn hóa thị trường là $34.585.008.519 USD. Lượng cung DOGE đang lưu hành là 129.210.007.256 DOGE đồng coin và chưa xác thực lượng cung tối đa.
9. Uniswap (UNI)
Uniswap là giao thức giao dịch phi tập trung phổ biến, được biết đến với vai trò hỗ trợ giao dịch tự động các token tài chính phi tập trung (DeFi).
Uniswap nhằm mục đích giúp việc giao dịch token tự động và hoàn toàn mở cho bất kỳ ai nắm giữ token, đồng thời cải thiện hiệu quả giao dịch so với trên các sàn giao dịch truyền thống.
Uniswap đem lại hiệu quả cao hơn bằng cách giải quyết các vấn đề về thanh khoản thông qua các giải pháp tự động, tránh các vấn đề gây khó khăn cho các sàn giao dịch phi tập trung đầu tiên.
Vào tháng 9 năm 2020, Uniswap đã tiến một bước xa hơn bằng cách tạo và thưởng mã token của riêng mình, UNI, cho những người dùng giao thức trước đây. Điều này đã bổ sung thêm cả tiềm năng sinh lời và khả năng định hình tương lai đồng tiền của người dùng — một khía cạnh hấp dẫn của các thực thể phi tập trung.
Giá Uniswap ngày 22/5/2021 là $20,664 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $1.017.647.339 USD.
Tổng vốn hóa thị trường là $19.334.259.795 USD. Lượng cung UNI đang lưu hành là 523.385.460 UNI đồng coin và lượng cung tối đa là 1.000.000.000 UNI đồng coin.
10. LITECOIN (LTC)
Litecoin (LTC) là một đồng tiền điện tử được tạo ra để cung cấp các khoản thanh toán nhanh chóng, an toàn và chi phí thấp bằng cách tận dụng các thuộc tính độc đáo của công nghệ blockchain.
Đây là một đồng tiền điện tử được tạo dựa trên giao thức Bitcoin (BTC), nhưng lại khác về thuật toán băm được sử dụng, tổng số vốn tối đa, số lần giao dịch khối và một số yếu tố khác.
Litecoin có thời gian thực hiện một khối chỉ 2,5 phút và phí giao dịch cực thấp, phù hợp với các giao dịch vi mô và các thanh toán bằng máy thanh toán thẻ.
Litecoin được phát hành thông qua một ứng dụng mã nguồn mở trên GitHub vào ngày 7 tháng 10 năm 2011, và Mạng lưới Litecoin hoạt động 5 ngày sau đó vào ngày 13 tháng 10 năm 2011.
Tiền điện tử do Charlie Lee sáng tạo ra. Anh là một cựu nhân viên của Google và là người dự kiến Litecoin sẽ trở thành một “phiên bản thu nhỏ của Bitcoin”, trong đó nó có nhiều đặc tính giống như Bitcoin mặc dù có giá trị nhỏ hơn.
Giá Litecoin ngày 22/5/2021 là $177,90 USD với khối lượng giao dịch trong 24 giờ là $7.946.933.773 USD. Tổng vốn hóa thị trường là $18.771.320.321 USD.
Lượng cung LTC đang lưu hành là 66.752.415 LTC đồng coin và lượng cung tối đa là 84.000.000 LTC đồng coin.
Trên đây là top 10 đồng tiền ảo phổ biến trên thế giới dựa vào cộng đồng người tham gia. Vậy Việt Nam đồng tiền ảo không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
3. Đồng tiền ảo của Việt Nam VNDC
Dự án VNDC được phát triển bởi Liên minh VNDC cùng Hiệp hội Blockchain Đà Nẵng và là đồng tiền mã hóa được phát triển dành riêng cho cộng động Trader Việt Nam.
VNDC là gì?
VNDC là tên gọi của một sàn giao dịch điện tử (phát hành riêng một loại stablecoin), được bảo chứng bằng đồng tiền Việt Nam Đồng (VND). Có nghĩa là giá trị của VNDC luôn ngang giá với VND (1 VNDC = 1 VNĐ).
VNDC có thể hiểu là một loại tiền ảo của người Việt. Ứng dụng VNDC wallet Pro là một App ví điện tử (tải về sử dụng trên điện thoại thông minh) dùng để lưu trữ và giao dịch Bitcoin cùng một số loại tiền điện tử phổ biến khác (VNDC, ETH, USDT). Hay
Xem thêm: Ví VNDC là gì – Hướng dẫn đăng ký tài khoản và sử dụng ví VNDC.
Ngoài ra ví VNDC cũng có thể giao dịch đầu tư trên các sàn giao dịch quốc tế như ai.markrting
Xem thêm: Ai marketing | Hướng dẫn kiếm tiền chi tiết từ A đến Z trên ai.marketing
2. VNDC có trụ sở chính ở đâu?
VNDC được sở hữu bởi công ty VNDC Holding PTE. LTD (Singapore)
Địa chỉ: 1B TRENGGANU STREET, SINGAPORE 058455.
Tại sao lại ở Singapore? Là bởi vì đất nước này dễ xin cấp phép doanh nghiệp lĩnh vực tài chính, cũng như ở nước Anh vậy.
Như vậy Việt Nam cũng đã có đồng tiền ảo. Nhưng ở Việt Nam thì tiền ảo có là phương tiện thanh toán hợp pháp không? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
4. Tiền ảo không phải là phương thức thanh toán hợp pháp ở Việt Nam.
Công văn số 5747/NHNN-PC ngày 21/7/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không thừa nhận tiền ảo là một phương tiện thanh toán hợp pháp.
“…Căn cứ quy định nêu trên, tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm. Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015 (đã sửa đổi, bổ sung)…”
Công văn số 5747/NHNN-PC ngày 21/7/2017 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
5. Kết luận
Một bài viết khá dài phải không ạ. Qua đây hy Vọng các bạn đã hiểu Thế nào là tiền ảo?, cung biết về Những loại tiền ảo phổ biến hiện nay, biết thêm về đồng tiền ảo của Việt Nam và Nắm rõ việc thanh toán bằng tiền ảo ở Việt Nam là không hợp pháp.
Chúc các bạn thành công!
Qua bài viết: Tiền ảo là gì? Thanh toán bằng tiền ảo có hợp pháp không? nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:
Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết! Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên sẽ hữu ích với nhiều người.
Chúc bạn có bữa tối vui vẻ và hạnh phúc!